Theo các quy định hiện nay về đấu giá quyền sử dụng đất, việc xác định giá khởi điểm của cuộc đấu giá là yếu tố quan trọng hàng đầu và bắt buộc phải có để tổ chức ra một buổi đấu giá hợp pháp. Cụ thể theo Điều 23 Nghị định 17/2010/ NĐ- CP về xác định giá khởi điểm của tài sản bán đấu giá có ghi: Giá khởi điểm của tài sản bán đấu giá được xác định trước khi ký kết hợp đồng bán đấu giá tài sản hoặc trước khi chuyển giao tài sản để bán đấu giá, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
Đấu giá quyền sử dụng đất được xem là một hình thức Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất theo hình thức đấu giá quyền sử dụng đất mà có từ hai cá nhân, tổ chức trở lên cùng tham gia trong một phiên đấu giá đã đượclập ra theo quy định, trình tự Luật Đất đai 2013 và luật Đấu giá tài sản 2016.
Theo như trên, việc đấu giá quyền sử dụng đất khác với đấu giá tài sản thông thường. Tuy nhiên, cả hai đều phải xác định được giá khởi điểm của tài sản mang ra đấu giá.
Tại sao cần thẩm định giá đất trước khi ban hàng giá khởi điểm
Hiện nay việc xác định giá khởi điểm để tiến hành đấu giá quyền sử dụng đất được quy định đối với các bên liên quan:
* Trách nhiệm của tổ chức thực hiện đấu giá: Tại Khoản 3 Điều 3 Nghị định 01/2017/NĐ-CP: Tổ chức xác định giá khởi điểm để đấu giá quyền sử dụng đất có trách nhiệm sau:
Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm tổ chức xác định giá khởi điểm để đấu giá quyền sử dụng đất khi Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất thu tiền một lần cho cả thời gian thuê quy định tại khoản 1 Điều 15 của Nghị định 44/2014/NĐ-CP. Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường tổ chức thực hiện việc xác định giá khởi điểm để đấu giá quyền sử dụng đất gắn với tài sản thuộc sở hữu nhà nước theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước.
* Giá khởi điểm trong từng tường hợp cụ thể: Việc xác định giá khởi điểm để thực hiện đấu giá trong từng trường hợp là khác nhau và được quy định tại nhiều văn bản pháp luật. Có thể kể đến như: Nghị định 135/2016/NĐ-CP; Thông tư 333/2016/TT-BTC.
Tuy nhiên hiện nay, để định giá quyền sử dụng đất chính xác, chuyên sâu, các đơn vị Nhà nước thường tham khảo ý kiến từ các công ty thẩm định giá chuyên sâu để có được cơ sở khách quan nhất xác định giá khởi điểm của khu đất đó.
Quy trình thẩm định giá đất để làm cơ sở cho đấu giá quyền sở hữu đất
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ bao gồm:
- Văn bản đề nghị xác định giá khởi điểm của cơ hội đông thẩm định hoặc cơ quan tổ chức đấu giá: 01 bản sao công chứng;
- Quyết định đấu giá quyền sử dụng đất được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt: 01 bản sao;
- Hồ sơ địa chính (thông tin diện tích, vị trí, mục đích sử dụng đất, hình thức thuê đất, thời hạn sử dụng đất…): 01 bản sao.
Bước 2: Xây dựng kế hoạch thẩm định giá
Sau khi tiếp nhận nhu cầu và các thông tin từ khách hàng, các thẩm định viên sẽ xây dựng kế hoạch thẩm định giá nhằm xác định rõ phạm vi, nội dung công việc, tiến độ thực hiện từng nội dung công việc và tiến độ thực hiện của toàn bộ cuộc thẩm định giá.
Bước 3: Khảo sát thực tế
Sau khi nhận đủ bộ hồ sơ thẩm định giá từ đơn vị yêu cầu định giá, các chuyên gia/thẩm định viên sẽ tiến hành khảo sát thực tế và nghiên cứu hồ sơ pháp lý và bằng những phương pháp nghiệp vụ cần thiết khác để tiến hành thẩm định giá tài sản.
Bước 4: Hoàn thành báo cáo thẩm định giá
Lập báo cáo thẩm định giá theo quy định của pháp luật và Tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam.
Bước 5: Kiểm soát
Sau khi Thẩm định viên lập báo cáo thẩm định, báo cáo sẽ được chuyển sang Phòng Kiểm soát và các Kiểm soát viên sẽ kiểm tra lại toàn bộ hình thức và nội dung của báo cáo bao gồm: giá trị thẩm định tài sản, thông tin pháp lý, kỹ thuật của tài sản, thông tin khách hàng, mục đích thẩm định, phương pháp thẩm định… trước khi phát hành báo cáo và chứng thư thẩm định giá cho khách hàng.
Bước 6: Phát hành Báo cáo và Chứng thư thẩm định giá
Sau khi bộ phận kiểm soát đã phê duyệt báo cáo và chứng thư thẩm định, chứng thư sẽ được phát hành chính thức và gửi cho đơn vị yêu cầu thẩm định lúc đầu. Đồng thời, bản sao của báo cáo và chứng thư đó sẽ được lưu trữ hồ sơ để đối chiếu, hỗ trợ khách hàng khi cần.
Công ty TNHH Thẩm định giá VPG Việt Nam
Địa chỉ: Số 274 Đặng Tiến Đông, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, thành phố Hà Nội
Văn phòng giao dịch: Số 70 Vạn Phúc, Phường Kim Mã, Quận Ba Định, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0903.553.682 / 0982.330.332
Email: VPGVietnam.info@gmail.com
Website: www.vpgvn.com